Latest In

Hiển thị các bài đăng có nhãn tu-van-nha-khoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tu-van-nha-khoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Những thực phẩm cần kiêng sau khi lấy cao răng

Lấy cao răng là quá trình loại mảng bám lâu ngày bằng công nghệ hiện đại, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, để đảm bảo răng luôn khỏe mạnh sau khi lấy cao răng, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ và hạn chế một số loại thực phẩm sau.

1. Thực phẩm quá nóng hay quá lạnh



Các loại thực phẩm quá nóng hay quá lạnh như: mì, lẩu, kem, các đồ uống lạnh đều là những thực phẩm có thể gây tổn thương sau khi lấy cao răng. Bởi sau khi lấy cao răng, trong thời gian đầu răng yếu hơn thông thường, lựa chọn các loại thực phẩm trên có thể làm răng bị ê buốt, nhạy cảm.

2. Thực phẩm nhiều đường, tinh bột



Sử dụng thực phẩm nhiều đường, tinh bột sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển và lan rộng trong khoang miệng, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Mặt khác, khi ăn những thực phẩm này, nếu bệnh nhân không làm sạch răng đúng cách, thức ăn bị đọng lại làm cho cao răng tích tụ trở lại nhanh chóng.

3. Thực phẩm có tính axit mạnh



Một số loại thực phẩm có thành phần chính là axit nên được hạn chế đưa vào thực đơn. Bởi axit có trong các thực phẩm này dễ làm mòn men răng hơn so với răng thông thường.

Trên đây là một số thực phẩm mà bệnh nhân sau khi lấy cao răng cần hạn chế, do răng khi này còn rất yếu, giòn và dễ bị tổn thương. Nếu lựa chọn thực phẩm không đúng cách có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.

Về vấn đề chăm sóc răng sau khi lấy cao răng, ngoài việc hạn chế một số loại thực phẩm như trên, bệnh nhân cần nắm rõ:

- Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đúng cách. Khi chải răng, bệnh nhân nên chọn loại bàn chải lông mềm, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng hoàn toàn, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây bệnh nghiêm trọng.


- Sau khi lấy cao răng, mô nướu và men răng còn yếu và chưa thể ổn định ngay. Vì vậy, bệnh nhân không nên thực hiện tẩy trắng răng ngay, bởi tia laser trong máy tẩy trắng có thể làm tổn thương, gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

Mọi thắc mắc liên quan đến lấy cao răng, quý khách vui lòng liên hệ tới nha khoa theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn:

Nha khoa quốc tế Việt Đức
Website: nhakhoavietduc.com.vn
Hotline: 1900 6465

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Có nên lấy cao răng hay không?

Cao răng bản chất là phần mảng bám trên răng, khiến răng bị xỉn màu, làm mất đi tính thẩm mỹ. Vì vậy, đã có rất nhiều khách hàng phân vân: “Có cần thiết phải lấy cao răng hay không?”. Để gỡ rối cho quý khách hàng, nha khoa sẽ giúp các bạn hiểu rõ về lấy cao răng qua bài viết này!

1. Lấy cao răng là gì?


Cao răng là gì? Cách lấy cao răng ra sao?


Cao răng là những mảng bám có màu vàng nâu thường xuất hiện trên răng, làm răng bị xỉn màu, khiến cho hàm răng mất đi màu trắng tự nhiên, giảm tính thẩm mỹ và đặc biệt làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

Cao răng hình thành từ các mảnh vụn thức ăn cùng với muối vô cơ canxi carbonat, phosphate tạo thành mảng bám vàng nâu, nâu đỏ trên bền mặt, thân răng hoặc trên nướu.


Lấy cao răng là quá trình loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng, thân răng và nướu bằng cách sử dụng công nghệ lấy cao răng hiện đại. Theo kiến nghị của các chuyên gia nha khoa, các bạn nên kiểm tra và lấy cao răng định kì từ 3 – 6 tháng/ lần.

Quy trình lấy cao răng như thế nào?


Dưới đây là hình ảnh mô phỏng quy trình 3 bước lấy cao răng tại nha khoa quốc tế Việt Đức – địa chỉ nha khoa TOP 10 tại Việt Nam.

Mô phỏng quy trình lấy cao răng tại nha khoa quốc tế Việt Đức

2. Có nên lấy cao răng hay không?


Để giái đáp thắc mắc của khách hàng: “Có nên lấy cao răng hay không?”, nha khoa xin được đưa một số lợi ích khi lấy cao răng:

- Bảo vệ cho xương răng chắc khỏe


Cao răng chính là nguyên nhân khiến cho xương chân răng có thể bị yếu đi. Lấy cao răng sẽ làm cho vi khuẩn bám trên răng được loại bỏ. Những vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tụt nướu, lộ xương răng và có thể làm mất răng trong nhiều trường hợp.

- Ngăn ngừa và phòng tránh các bệnh lý răng miệng


Lấy cao răng giúp loại bỏ mảng bám, từ đó ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu hoặc nặng hơn là chảy máu chân, làm tiêu xương hàm dễ làm cho răng bị lung lay, gãy rụng.

- Tăng giá trị thẩm mỹ và hỗ trợ vệ sinh răng miệng



Lấy cao răng không những loại bỏ mảng bám mà còn trả lại cho bạn hàm răng trắng sáng, màu sắc tự nhiên. Đặc biệt, lấy cao răng hỗ trợ cho quá trình vệ sinh răng miệng dễ dàng và hiệu quả hơn, làm giảm nguy cơ bị hôi miệng, sâu răng.

Để được tư vấn chi tiết về quy trình lấy cao răng, các bạn hãy liên hệ tới địa chỉ:

Nha khoa quốc tế Việt Đức
Website: nhakhoavietduc.com.vn
Hotline: 1900 6465

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

Bệnh Răng Miệng Ở Trẻ Nhỏ

Trẻ nhỏ có tỉ lệ mắc các bệnh lý về răng miệng cao gấp đôi so với người trưởng thành, bởi việc chăm sóc răng miệng của trẻ chưa thực sự được quan tâm nhiều.

Bệnh răng miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh răng miệng ở trẻ nhỏ

Chấn thương răng


Chấn thương ở mặt và miệng xuất hiện phổ biến hơn ở những trẻ có sự phát triển chậm về trí não, có nhiều phản xạ bảo vệ bất thường, hoặc phối hợp cơ không tốt. Việc trấn thương do va đập mạnh, dễ dẫn đến tình trạng mẻ, gãy đôi, hoặc nặng hơn có thể mất răng. Nếu tình trạng trấn thương này xảy ra, nên cho trẻ đến các cơ sở nha khoa ngay, để tránh ảnh hưởng xấu nhất có thể xảy ra.

Răng trẻ rất yếu nên rất dễ bị vỡ mẻ do trấn thương mạnh

Răng trẻ rất yếu nên rất dễ bị vỡ mẻ do trấn thương mạnh

Nghiến răng


Nghiến răng ở trẻ, là một trong những bệnh lý hiếm xảy ra, nó phổ biến hơn với những người lớn tuổi, bởi một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do stress, căng thẳng…. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, thói quen ngậm vụ giả, mút tay liên tục cũng có thể hình thành thói quen nghiến răng. Bệnh lý này khá nguy hiểm, bởi nó sẽ làm mòn răng, răng cũng dễ bị đau và ê buốt hơn, lâu dần sẽ làm răng yếu đi rất nhiều. Nên cho trẻ bỏ những thói quen hàng ngày không tốt, chăm sóc răng miệng và chế độ dinh dưỡng khoa học.

Sự nhiễm khuẩn răng


Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cân bằng, chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý sâu răng ở trẻ. Bởi, những loại thức ăn có chứa quá nhiều đường mà trẻ thường xuyên ăn, nếu không được làm sạch, còn sót lại trong miệng, sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và tấn công răng, gây ra các bệnh lý về răng miệng. Các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ cách vệ sinh răng miệng khoa học, bao gồm chải răng thường xuyên và sử dụng kem đánh răng có chứa fluor và ngậm nước muối hàng ngày. Nếu trẻ, mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày, cũng sẽ là nguyên nhân của tình trạng răng nhiễm khuẩn, các bậc cha mẹ nên thực sự chú ý.

Chế độ ăn uống không hợp lý chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, sâu răng

Chế độ ăn uống không hợp lý chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, sâu răng

Trẻ em hiếm khi bị viêm nướu rộp hay bị rộp môi trước 6 tháng tuổi, nhưng tình trạng này lại rất phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus herpes simplex. Trường hợp này, nên phòng ngừa cho trẻ bằng cách, cho trẻ uống nhiều nước, kết hợp với những phương pháp điều trị bằng thảo dược tự nhiên, có tính mát sẽ khiến trẻ dễ chịu hơn.
Những bệnh về nướu nghiêm trọng, có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch bị suy yếu, hay rối loạn các mô liên kết và vệ sinh răng miệng không thích hợp. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do mảng bám và cao răng tích tụ vi khuẩn, làm sưng đỏ, rất dễ chảy máu. Chải răng đúng cách, dùng thuốc kháng sinh thích hợp và khám nha khoa định kỳ, là viêc mà các bậc cha mẹ nên thực hiện cho trẻ.

Sự phát triển quá mức của nướu răng


Sự phát triển quá mức của nướu có thể là do một tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh.  Bệnh lý có thể sẽ ngày càng nặng, nếu việc vệ sinh răng miệng hàng ngày không được đảm bảo. Nướu phát triển quá mức bình thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng, quá trình ăn nhai và thẩm mỹ. Nên cho trẻ đi khám nha khoa sớm, để kịp thời phát hiện và điều trị, tránh biến chứng có thể xảy ra.

Nên cho trẻ khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần

Nên cho trẻ khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần

Nếu còn các thắc mắc liên quan đến bệnh lý răng miệng trẻ em, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900 6465. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ quý khách. Xin cảm ơn đã quan tâm đến dịch vụ!

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

NGUYÊN NHÂN RĂNG CỬA MỌC CHẬM Ở TRẺ NHỎ

Răng cửa mọc chậm là nguyên nhân gây ra các vấn đề về khớp cắn và sai trật tự các răng trên cung hàm, khi bước vào tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân răng cửa mọc chậm ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân răng cửa mọc chậm ở trẻ nhỏ

Những điều cần biết về răng cửa mọc chậm


Những trường hợp răng cửa mọc chậm không phải là hiếm xảy ra, nhưng gần như tất cả các trường hợp đều không được phát hiện sớm. Trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi, răng cửa dưới sẽ mọc trước răng cửa trên khoảng 1 tháng.
Khi trẻ bước vào tuổi thứ 6, răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu được thay thế bằng răng trưởng thành. Trong một số trường hợp do thời gian mọc răng cửa bị kéo dài hơn so với bình thường, sẽ khiến cho răng trưởng thành mọc lên có nguy cơ sai lệch rất cao.
Răng cửa bao giờ cũng sẽ mọc sớm hơn răng hàm, nếu trẻ có răng hàm mọc trước cả răng cửa, thì khả năng khẩu hình vòm miệng của trẻ sẽ có nguy cơ bị xô lệch, không cân đối rất cao.

Răng cửa mọc chậm là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sai lệch răng trưởng thành

Răng cửa mọc chậm là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sai lệch răng trưởng thành

Nguyên nhân dẫn đến việc răng cửa mọc chậm


Răng cửa mọc chậm ở trẻ nhỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Thiếu chất dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng của trẻ không được đảm bảo cân bằng, không đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết, làm cho quá trình phát triển xương và răng của trẻ không được đảm bảo như bình thường. Không những dẫn đến còi xương, mà còn kéo theo việc răng cửa của trẻ mọc chậm hơn bình thường.

Lượng canxi không cân bằng dẫn đến tình trạng răng cửa của trẻ mọc chậm

Lượng canxi không cân bằng dẫn đến tình trạng răng cửa của trẻ mọc chậm

Răng cửa mọc ngầm: hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra, nhưng đây lại là một trong những nguyên nhân cơ bản, dẫn đến việc răng trường thành không thể mọc lên được và bị kẹt lại trong xương hàm. Trường hợp này, chỉ có thể cho trẻ đến nha khoa khám, thông qua những thiết bị hiện đại soi chụp mới có thể phát hiện răng mọc ngầm và răng cửa bị kẹt lại trong xương không thể trồi lên được.
Răng mọc lệch lạc: hiện tượng này rất phổ biến. Răng cửa khi mọc lên bị lệch sang vị trí các răng khác, hoặc mọc lệch ra ngoài cung hàm.
- Mầm răng trưởng thành bị ảnh hưởng sau trấn thương: khi các răng cửa bị sang trấn quá mạnh, sẽ khiến cho mầm răng trưởng thành không thể nhú lên khỏi nướu. Vì trấn thương bên ngoài, khiến cho răng trưởng thành mất đi khả năng phát triển bình thường.

Tác hại của răng cửa mọc chậm


Tùy vào từng trường hợp răng cửa mọc ngầm sẽ gây ra những tác hại khác nhau:
- Trường hợp răng cửa mọc ngược, mọc ngầm: sẽ tạo ra lỗ mủ rỉ ra ở má, làm tiêu xương, viêm xoang hàm, ảnh hưởng đến mắt và nghiêm trọng hơn có thể khiến khuôn mặt bị biến dạng.
- Trường hợp răng cửa mọc chậm hơn răng cối: sẽ làm cho các răng khác mọc lên không có đủ khoảng trống, mọc gối lên nhau, chìa ra ngoài hoặc cụp vào trong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
- Khi răng cửa hàm trên mọc muộn hơn nhiều so với răng cửa hàm dưới, sẽ xảy ra tình trạng khớp cắn ngược hay còn gọi là hiện tượng móm ở trẻ.

Răng sai lệch, hô, móm là hiện tượng rất dễ xảy ra khi răng cửa mọc chậm

Răng sai lệch, hô, móm là hiện tượng rất dễ xảy ra khi răng cửa mọc chậm

Hàm răng lệch lạc của trẻ sẽ để lại rất nhiều vấn đề trong tương lai, không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, giá trị thẩm mỹ, mà cấu trúc khuôn mặt cũng bị thay đổi, biến dạng. Chính vì thế, các bậc cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn, đến răng miệng của trẻ, từ khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên, cho đến khi răng trưởng thành của trẻ đã mọc đầy đủ trên cung hàm.
Cân bằng dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ, thường xuyên bổ xung canxi cho trẻ. Và nên cho trẻ đến khám định kỳ nha khoa ngay từ sớm, để tránh những vấn đề không mong muốn có thể xảy ra.
Tại Nha khoa Quốc tế Việt Đức, trẻ nhỏ sẽ được lên lịch khám định kỳ và có chế độ chăm sóc đặc biệt, cho đến khi răng trưởng thành của trẻ mọc đều và đủ trên cung hàm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu sai lệch trong quá trình mọc răng của trẻ, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp để khắc phục ngay, hạn chế tối đa những sai lệch răng của trẻ khi trưởng thành.

Nên cho trẻ khám định kỳ răng miệng 6 tháng/lần ngay từ sớm

Nên cho trẻ khám định kỳ răng miệng 6 tháng/lần ngay từ sớm

Nếu còn các thắc mắc liên quan đến nguyên nhân răng cửa mọc ngầm ở trẻ nhỏ, hoặc các dịch vụ khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900 6465. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ quý khách. Xin cảm ơn đã quan tâm đến dịch vụ!

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

PHƯƠNG PHÁP CHỮA HÔI MIỆNG TRIỆT ĐỂ

Hôi miệng là một bệnh lý về răng miệng, mà nguyên nhân chủ yếu là do việc chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày không tốt.

Điều trị hôi miệng bằng lá ngải cứu


Trong lá ngải đắng có thành phần tinh dầu kháng khuẩn rất tốt, giúp loại bỏ mùi hôi miệng nhanh chóng.
Cách thức thực hiện: nhai trực tiếp lá ngải sống hoặc dùng để pha trà uống hàng ngày. Mỗi ngày 2 lần, chỉ sau một thời gian ngắn bệnh lý hôi miệng sẽ hoàn toàn chấm dứt.


Điều trị hôi miệng bằng mật ong


Trong thành phần mật ong có lượng kháng sinh rất cao, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ và thơm mát.
Cách thực hiện:
Chanh và mật ong: Thành phần axit có trong chanh sẽ giúp làm sạch miệng và khử mùi hôi. Kết hợp với tính thơm mát của mật ong, sẽ giúp quá trình điều trị hôi miệng hiệu quả gấp đôi
Mật ong và bột quế: Vị ngọt của mật ong kết hợp với mùi thơm của quế sẽ làm miệng luôn được thơm mát.



Điều trị hôi miệng bằng lá bạc hà


Lá bạc hà còn biêt đến trong vai trò của một vị thuốc chữa ho, cảm cúm rất tốt. Trong lá bạc hà có nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, tính thơm mát giúp điều trị hôi miệng rất tốt.


Điều trị hôi miệng bằng đinh hương


Đinh hương có chứa tinh dầu và chất cay có khả năng diệt khuẩn và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh cho răng miệng.
Cách thực hiện: nhai đinh hương trực tiếp trong miệng vào mỗi buổi sáng. Thực hiện đều đặn hàng ngày, trong khoảng thời gian ngắn sẽ lấy lại được hơi thở thơm mát như mong muốn.



Điều trị hôi miệng bằng giấm táo


Giấm táo có khả năng làm giảm mùi hôi trong miệng nhờ vào tính axit nhẹ.
Cách thực hiện: Hòa giấm táo cùng với nước và uống trước bữa ăn. Giấm táo kích thích quá trình tiêu hóa nhanh hơn, hạn chế mùi hôi từ thức ăn đọng lại trong khoang miệng.


Điều trị hôi miệng bằng cánh hoa hồng


Trong cánh hoa hồng có chứa tinh dầu hương có thể làm tan đi được mùi hôi có trong miệng.
Cách thực hiện: nhai trực tiếp cánh hóa hồng trực tiếp trong miệng và ngậm trong vòng 2 phút. Hoặc đun cánh hoa hồng với nước và bỏ thêm chút muối, dùng để súc miệng hàng ngày, vào buổi sáng khi thức dậy và trước khi đi ngủ.


Nhưng phương pháp điều trị hôi miệng vừa kể trên, rất an toàn và hiệu quả nếu kiên trì thực hiện đều đặn.
Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có mùi hôi như hành, tỏi, cần tây. Tập cho mình thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách, đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám và giữ cho răng miệng thơm mát. Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, đảm bảo răng miệng luôn được khỏe mạnh nhất.

Nếu còn các thắc mắc liên quan đến phương pháp điều trị hôi miệng hoặc các dịch vụ khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi số hotline: 1900 6465. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ quý khách. Xin cảm ơn đã quan tâm đến dịch vụ!

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRÁM RĂNG BẰNG COMPOSITE

Trám răng bằng composite là kỹ thuật phục hồi răng khá đơn giản và tiết kiệm chi phí nên nó trở thành lựa chọn của khá nhiều người trong thời gian gần đây.

Ưu điểm của kỹ thuật trám răng bằng composite


Composite là vật liệu trám răng rất tốt hiện nay, với nhiều ưu điểm mà các vật liệu trám răng khác không có. Đây là vật liệu được chứng minh có thể thay thế cho mô răng thất. Nó là vật liệu trám răng mới xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây nhưng nó đã trở nên phổ biến và trở thành lựa chọn của rất nhiều người. 

Composite có tính thẩm mỹ rất cao

Composite có tính thẩm mỹ rất cao

Ưu điểm nổi bật của nó là tính thẩm mỹ cao, điều mà những vật liêu trám răng trước đây không có được, composite có nhiều màu phù hợp với nhiều loại răng khác nhau. Nó rất thích hợp cho những răng cần đến độ thẩm mỹ cao như răng cửa. Đây cũng là vật liệu có khả năng chịu lực tốt, chống lại được sự mài mòn thường xảy ra trong môi trường miệng. Đặc biệt vật liệu này rất an toàn với cơ thể.
Khi sử dụng composite để trám răng, các bác sĩ mất rất ít thời gian để trám nên có thể tạo hình chính xác và tỉ mỉ hơn do tính dẻo của vật liệu này mang lại. Chính vì thế với chất liệu trám răng bằng composite sẽ cho kết quả trám răng tốt hơn do tạo được nhiều hình dạng khuyết hổng mô răng khac nhau. Sau khi đông cứng lại bằng đèn laser miếng trám sẽ không bị co lại, không tạo ra khoảng rỗng giữa mô răng và vật liệu trám, không gây đau nhức cho răng.
So với vật liệu trám răng amalgam thì composite đảm bảo tính thẩm mỹ cao hơn rất nhiều, điều này sẽ rất có lợi cho những người yêu cầu tính thẩm mỹ cao, như những người thường xuyên phải giao tiếp. Trong quá trình hàn trám bác sĩ hoàn toàn có thể kiểm soát và làm chủ được màu sắc của chất liệu này nên đảm bảo không tạo ra sự phân biệt lớn giữa răng với chất liệu hàn.

Hạn chế của kỹ thuật hàn răng bằng composite


Bên cạnh những ưu điểm mà composite mang lại thì nó vẫn còn tồn tại những hạn chế mà nhiều người vẫn còn e dè trong khi lựa chọn. 

Composite dễ bị bong tuột khi có tác động mạnh từ bên ngoài

Composite dễ bị bong tuột khi có tác động mạnh từ bên ngoài

Do đặc tính của composite là có thể dãn nở vì nhiệt ở những nhiệt độ khác nhau, nên miếng trám có thể dễ dàng bị bong tróc do tác động từ môi môi trường miệng trong quá trình ăn nhai, những thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Composite và men răng sẽ diễn ra sự bất đồng trong giãn nở dẫn đến tình trạng thay đổi thể tích của hai chất liệu khác nhau, làm chúng trượt lên và có xu hướng tách nhau ra. Nếu tình trạng này kéo dài nó sẽ làm cho miếng trám bị bong tách ra khỏi mô răng. Với những răng có miếng trám càng lớn thì khả năng bị bong rơi càng cao.
Hơn thế, composite là vật liệu rất dễ bị ngấm nước bọt nên thường sẽ gây ra tình trạng hôi miệng về lâu dài cho bệnh nhân. Và nó thường chỉ duy trì được trong khoảng thời gian 2 -3 năm.

Có thể dùng kỹ thuật khác thay thế hàn composite?


Hiện tại, với những điểm trám nhỏ mà như kẽ răng, cổ răng, rìa răng, lỗ sâu nhỏ trên thân răng, đăc biệt là đối với những răng cửa thì không có vật liệu trám nào có thể thay thế composite được, trừ khi bạn bọc răng sứ.

Đối với những khuyết thiếu nhỏ trên răng thì hàn trám composite vẫn là giải pháp tối ưu nhất

Đối với những khuyết thiếu nhỏ trên răng thì hàn trám composite vẫn là giải pháp tối ưu nhất

Trường hợp khuyết thiếu trên răng lớn thì có thể sử dụng chất liệu sứ để trám theo phương pháp trám gián tiếp Inlay/Onlay tức là kỹ thuật tạo xoang trám trên răng trước và đúc miếng trám bên ngoài theo dấu răng rồi mới gắn trở lại trên răng.
Phương pháp nsẽ ày đảm bảo hơn, khắc phục được những nhược điểm mà composite đang gặp phải, có thể duy trì thẩm mỹ, bền lâu hơn.
Nếu thực hiện theo kỹ thuật trám răngbằng composite thông thường thì tốt nhất bạn nên lựa chọn công nghệ Laser Tech, là công nghệ trám răng hiện đại và tốt nhất hiện nay. Laser Tech giúp có khả năng tạo ra những chân bám cho vật liệu ngay tại vị trí cố định trên mô răng, không xảy ra tình trạng co kéo hay bị kích thích nóng lạnh, đặc biệt khắc phục được tình trạng khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám và làm bật chân bám gây bong chất liệu.

Với công nghệ trám răng này sẽ hạn chế tối đa tình trạng xâm lấn đến cấu trúc răng, không làm tổn thương đến men răng, chính vì thế sẽ không gây ra cảm giác ê buốt khi trám răng. Hiện nay Nha khoa Quốc tế Việt Đức cũng đang áp dụng công nghệ này và rất thành công, cho kết quả trám răng composite đạt chất lượng cao nhất.