Bệnh lở miệng là một bệnh lý lành tính, không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng lại gây ra nhiều rắc rối khó chịu cho cuộc sống sinh hoạt của nhiều người.
Triệu chứng của bệnh lở miệng
Bệnh lở miệng gây ra nhiều vết loét nhỏ trong miệng, trong má, trên lưỡi hoặc môi, rất khó khăn và khó chịu khi ăn uống.
Bệnh lở miệng thường có biểu hiện viêm loét và đau nhức
Lở miệng hay còn gọi là mụn nhiệt, xuất hiện khá phổ biến ở nhiều người và có nhiều biến thể. Các vết lở thường xuất hiện quanh môi, tuy nhiên nếu xuất hiện siêu vi khuẩn thì nó còn có thể gây lở loét ở bộ phận sinh dục.
Bệnh lở miệng không có một dấu hiệu nào rõ rệt ngay từ đầu, nên khi bệnh phát ra ngoài chúng ta mới có thể xác định được bệnh lý:
+ Đau ngứa và đỏ: trước khi vết lở xuất hiện, ngay tại vị trí phát bệnh, bệnh nhân sẽ thấy đỏ và ngứa, có thể hơi đau. Và chỉ sau 1 – 2 ngày mụn sẽ mọc lên.
+ Mụn nhỏ mọc nướu: phần da bị ngứa đỏ sẽ mọc lên những mụn nhỏ li ti có bọc nước. Các mụn này thường mọc xung quanh môi, má, dưới mũi, hoặc trên mũi, cạnh má, cổ họng…
+ Mụn vỡ nước: Sau vài ngày các mụn nước sẽ bắt đầu vỡ ra, sau đó tự đóng vảy theo cơ chế tự liền thương của cơ thể.
Các triệu chứng cũng có thể thay đổi tùy vào những lần phát bệnh. Có những người lần đầu bị lở miệng, có thể còn kèm theo những triệu chứng khác như: sốt, đau họng, đau đầu, đau bắp thịt, sưng bạch huyết… mức độ nặng nhẹ sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cơ địa của từng người.
>> Tham khảo thêm: Lấy cao răng nhiều lần quá có tốt không?
Nguyên nhân gây ra bệnh lở miệng
Nguyên nhân gây ra bệnh lở miệng rất đa dạng. Trong nhiều trường hợp, lở miệng không được xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Do sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu
+ Bệnh nhân đã bị nhiễm virut hecpet từ trước và phát bệnh sau một thời gian ủ bệnh. Loại virut này sẽ phát triển mạnh lên khi người bệnh gặp phải những căng thẳng, mệt mỏi, di chuyển trong môi trường nhiều bụi bẩn.
+ Khó tiêu hoặc táo bón kết hợp với việc khó hấp thụ thức ăn trong cơ thể. Thười gian lấu có thể gây ra lở miệng.
+ Bệnh nhân bị hiếu hụt B complex, kẽm, sắt.
+ Sức đề kháng của bệnh lý bị suy giảm do trước đó có mắc các bệnh lý khác, bao gồm cả những rối loạn máu.
+ Ăn nhiều đồ nóng như: đồ chiên rán, xoài, trái cây sấy khô…
+ Ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều dầu không đảm bảo. Trong nhiều trường hợp dứa và đu đủ cũng gây ra những kích thích niêm mạc.
>> Tham khảo thêm: Mẹo chữa hôi miệng hiệu quả
Bệnh lở miệng có lây không?
Bệnh lở miệng do virut herpes gây ra, nên nó có thể lây nhiễm từ người này sang người khác.
Bệnh lở miệng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác
+ Về cơ chế lây nhiễm: khi tiếp xác trực tiếp hoặc gián tiếp với các vết lở.
+ Sự lây nhiễm xảy ra khi: Hôn, va chạm, tiếp xúc hoặc dùng chung khăn, quần áo, dao cạo, dụng cụ ăn uống với người đang bị nhiễm bệnh.
+ Thời điểm bệnh lý có khả năng lây nhiễm cao nhất đó là khi vết lở đang bắt đầu vỡ ra và chảy nước. Ngay cả khi vết lở chưa vỡ ra, đang còn âm ỉ thì nó vẫn có khả năng gây bệnh.
>> Tham khảo thêm: Chăm sóc răng cho trẻ và những thắc mắc thường gặp
Bệnh lở miệng là bệnh lý rất phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và bất kỳ ai trong đời cũng sẽ có một lần mắc phải. Bệnh có khả năng tái phát cao và có tình lây nhiễm từ người này qua người khác. Chính vì thế mỗi người đều nên tự có ý thức phòng ngừa, để hạn chế tối đa bệnh lý có thể xảy ra.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét