Nhiệt miệng là một bệnh lý răng miệng rất phổ biến, nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau, và gần như trong đời ai cũng có ít nhất một lần bị nhiệt miệng.
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tên gọi thông thường theo dân gian, thực chất nó là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhiệt miệng tuy không gây nguy hiểm nhưng nó lại gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu khi ăn uống sinh hoạt hàng ngày.
Ai trong đời cũng sẽ ít nhất 1 lần bị nhiệt miệng
Bệnh mang tính tự miễn, nghĩa là nó theo cơ chế tự phát bệnh rồi sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn phát bệnh. Phản ứng này sinh ra ổ hoại tử và sau khi vỡ ra sẽ tạo ra những vết loét, do thường xuyên tiếp xúc với nước bọt và những vụn thức ăn nên nó rất lâu lành.
Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính, sau khi lành thương nó hoàn toàn không để lại sẹo. Tuy nhiên những rắc rối nó mang lại trong quá trình ăn uống cũng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể.
>> Tham khảo thêm: Bị nhiệt miệng và cách phòng ngừa
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nhiệt miệng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau:
Do căng thẳng, áp lực, stress
+ Do đánh răng quá mạnh gây tổn thương niêm mạc miệng.
+ Ăn nhiều thực phẩm có tính axit, hay những loại thức ăn đồ uống như cafe, socola, nước có gas, rượu bia…
+ Do sức đề kháng của cơ thể yếu, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và gây bệnh.
+ Do các bệnh lý khác gây ra như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
+ Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như đến thời kỳ kinh nguyệt, thời kỹ mãn kinh, phụ nữ mang thai…
+ Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng rất cao.
>> Tham khảo thêm: Bị lở miệng khi thiếu vitamin gì?
Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng có thể xuất hiện theo nhiều biến thể khác nhau, nhưng thông thường nó sẽ xuất hiện theo dạng những đốm trắng nhỏ trong miệng có mong nước, sau một khoảng thời gian bọc nước này sẽ vỡ ra và tạo ra những vết loét trong miệng. Vết loét này sẽ tự khỏi sau khoảng thời gian từ 5 – 10 ngày theo cơ chế tự lành thương của cơ thể.
Xuất hiện những vết loét nhỏ đau rát gây khó khăn khi ăn uống
Những vết loét có thể ở nhiều vị trí trong khoang miệng như, trong và ngoài môi, bên trong má, đầu lưỡi… không xuất hiện hiện tượng sưng tấy, phát hạch đau nhức.
Biểu hiện tại chỗ là những vết sưng đỏ, viêm nhiễm, là những vết áp xe như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, nhẹ hơn có thể là những vết loét nhỏ ở lưỡi và niêm mạc miệng. Khi bệnh đến mức độ viêm cấp rất sẽ có thể gây sốt nóng đối với trẻ nhỏ và gây đau nhức rất khó khăn khi ăn uống.
>> Tham khảo thêm: Chăm sóc răng cho trẻ và các thắc mắc thường gặp
Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng tuy gây ra đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng ngừa lại không hề khó. Để hạn chế nhiệt miệng, bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khia ăn uống, cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, và tránh để cơ thể rơi vàng trạng thái căng thẳng, stress.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hạn chế được tình trạng nhiệt miệng
Đặc biệt, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Đối với trẻ nhỏ, tuyệt đối không nên cho trẻ thức quá khuya, cho trẻ ăn ngủ đúng giờ giấc, hạn chế để trẻ ăn vặt và ăn đêm nhiều. Nên tập cho trẻ thói quen súc miệng với nước muối ấm hàng ngày.
Bạn nên đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cân bằng những loại thực phẩm hàng ngày. Thay vì những đồ chiên rán, bạn nên thay thế bằng rau quả luộc nhiều hơn, nó không chỉ cung cấp vitamin cho cơ thể mà nó còn làm mát, mang tính chất giải nhiệt.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nó sẽ giúp làm mát cơ thể và lọc chất độc. Nếu tình trạng bệnh lý kéo dài và không thể tự lành thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị.
Bạn cũng nên tập cho mình thói quen khám răng miệng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần tại những trung tâm nha khoa uy tín để luôn đảm bảo răng miệng mình luôn được khỏe mạnh.
>> Tham khảo thêm: Nha khoa uy tín - Cách để lựa chọn
Nhiệt miệng tuy là bệnh lý lành tính nhưng nó lại gây ra nhiều rắc rối cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì thế bạn nên có cho mình một phương pháp phòng ngừa khoa học ngay từ bây giờ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét