Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Nhãn:

NHIỆT MIỆNG KÉO DÀI TRONG BAO LÂU?

17 tháng 3

Nhiệt miệng là bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, nhưng nó là bệnh lý lành tính nên có thể tự khỏi sau một thời gian phát bệnh.

Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng có rất nhiều biến thể khác nhau nhưng thông thường khi mới phát bệnh, tại vị trí phát bệnh sẽ xuất hiện những nốt nhỏ có mọng nước, sau một thời gian thì mọng nước này vỡ ra và tạo nên những vết loét trong miệng. Vết loét này sẽ gây đau rát cho người bệnh, đặc biệt là khi ăn uống.

Người bệnh sẽ thấy xuất hiện những vết loét nhỏ trong miệng

Người bệnh sẽ thấy xuất hiện những vết loét nhỏ trong miệng

Bệnh thường có biểu hiện ngay tại chỗ như sưng đỏ, đau rát, viêm nhiễm rất khó chịu khi ăn uống. Trong nhiều trường hợp có thể gây ra áp xe nông ở dưới lưỡi, niêm mạc, hoặc nhẹ hơn có thể gây viêm loét niêm mạc, lưỡi. Khi bị viêm cấp bệnh nhân có thể xuất hiện thêm một số hiện tượng đau, sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn.

Nhiệt miệng kéo dài trong bao lâu?

Bệnh nhiệt miệng thường kéo dài từ 7 – 10 ngày rồi tự khỏi. Sau khi lành thương bệnh lý không để lại bất kỳ vết sẹo nào, tuy nhiên nó lại gây ra cảm giác khó chịu và rất khó khăn trong việc ăn uống của người bệnh.

Nhiệt miệng thường kéo dài từ 7 – 10 ngày rồi tự khỏi

Nhiệt miệng thường kéo dài từ 7 – 10 ngày rồi tự khỏi

Triệu chứng nhiệt miệng thường bắt đầu bằng những nốt nhỏ mọng nước sau đó vỡ ra và tạo ra những vết loét nhỏ trong cung miệng, đáy có màu vàng nhat, xung quanh là những viễn đỏ, gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức khi nói hoặc khi ăn uống.
Nơi xuất hiện những nốt nhiệt miệng thường là bên trong má, nướu , trong và ngoài môi, trên lưỡi… Bệnh không sưng tấy, hay phát hạch ở những vùng lân cận. Bệnh lý có thể tự khỏi sau từ 7 – 10 ngày  phát bệnh, nhưng nó lại rất dễ tái phát lại theo chu kỳ.
Một đợt tái phát bệnh lý thường xuất hiện từ 3 – 5 nốt hoặc nhiều hơn thế, thường xuất hiện ở niêm má, bên trong môi, má, trên đầu lưỡi , Nếu nhiệt miệng không được diều trị sớm, bệnh sẽ phát triển thành viêm cấp và có thể gây ra sung tấy đau nhức, nổi hạch và sốt nóng, ăn uống mất ngon và có thể gây rối loại hệ tiêu hóa. Trẻ bị nhiệt miệng thường hây quấy khóc, biếng ăn, suy dinh dưỡng.

Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng


Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính và rất đơn giản để phòng ngừa. Để ngăn ngừa nhiệt miệng, bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khia ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày. Cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý và hạn chế những căng thẳng, stress có thể xảy ra cho cơ thể.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ và khoa học

Vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ và khoa học

Đặc biệt, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Đối với trẻ nhỏ, tuyệt đối không cho trẻ thức quá khuya, để trẻ ăn ngủ đúng giờ giấc, hạn chế để trẻ ăn vặt và ăn đêm. Tập cho trẻ thói quen súc miệng với nước muối ấm hàng ngày.
Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cân bằng những loại thực phẩm hàng ngày. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, củ quả có lợi cho sức khỏe, giúp làm mát cơ thể, hạn chế những đồ ăn có tính nóng như đồ chiên rán, các gia vị cay nóng…
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nó sẽ giúp làm mát và thanh lọc chất độc trong cơ thể. Nếu tình trạng bệnh lý kéo dài và không thể tự lành thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị.
Bạn cũng nên tập cho mình thói quen khám răng miệng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần tại những trung tâm nha khoa uy tín để luôn đảm bảo răng miệng mình luôn được khỏe mạnh.

Nhiệt miệng hoàn toàn có thể phòng ngừa, vì thế ngay từ bây giờ bạn nên quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cũng như răng miệng hàng ngày, để hạn chế tối đa những rắc rối mà nó có thể mang lại cho bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét