Khuyết cổ chân răng xảy ra rất phổ biến, mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải. Tuy nhiên khuyết cổ chân răng dễ xảy ra với độ tuổi trưởng thành nhất khi mà răng vĩnh viễn đã phát triển đủ.
Khuyết chân răng thường xảy ra ở độ tuổi nào nhất
Khuyết chân răng là hiện tượng mòn men răng, làm phá hủy cấu trưc răng, gây ra những khó chịu, ê buốt, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân.
Khuyết chân răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
mòn cổ chân răng là hiện tượng răng bị mài mòn sâu theo hình chêm, lòm vào thao hình chữ V tại vị trí cổ chân răng, sát với viền lợi. Thường gặp ở những răng hàm nhỏ 4, 5, 6 và các răng cửa.
Có hai nguyên nhân gây ra khuyết cổ chân răng chính đó là : tác động cơ học và tác động hóa học.
Răng tự nhiên rất dễ bị mài mòn bởi axit có trong miệng, trong các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa nhiều axit như nước cam, nước chanh, các loại nước uống có gas…
Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc bạn đánh răng hàng ngày sai cách là nguyên nhân làm mòn men răng và làm tụt nướu. Sử dụng bàn chải chải răng quá mạnh, hoặc dùng bàn chải không đúng cách, kết hợp với sử dụng những loại kem đánh răng không phù hợp làm răng bị mài mòn dần, đặc biệt là phần cổ chân răng.
Trào ngược dịch vị dạ dày: dịch vị dạ dày có chứa axit trào ngược lên khoang miệng sẽ làm mòn men răng, thường gặp ở những người mắc những bệnh về hệ tiêu hóa, nôn ngược và trào ngược thực quản.
Với nguyên nhân gây bệnh lý thì có thể dễ dàng nhận thấy là mọi lứa tuổi đều có thể xảy ra bệnh lý, không phân biệt độ tuổi người lớn hay trẻ nhỏ.
>> Tham khảo thêm: Tại sao lại bị khuyết cổ chân răng?
Phương pháp điều trị khuyết cổ chân răng
Tùy vào mức độ bị khuyết cổ chân răng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Có thể trám răng trong những trường hợp khuyết chân răng nhẹ
Hàn trám chân răng bị mài mòn, phương pháp này áp dụng cho những trường hợp khuyết cổ chân răng ở mức độ nhẹ chưa ảnh hưởng tới tủy. Phương pháp này giúp khắc phục khuyết cổ chân răng nhanh và tiết kiệm chi phí tới mức tối đa.
Ghép vạt lợi phần cổ răng: Đối với ghép vạt lợi để che đi phần khuyết chân răng có một số điều kiện nhất định cần thiết như: răng bị mòn chân răng không mắc bệnh viêm nha chu quá nặng, xương ổ răng vùng kẽ răng còn một thể tích nhất định, mô lợi xung quanh còn nhiều để cung cấp máu cho vạt lợi mới ghép. Mô vạt mới ghép có thể lấy tự thân từ vùng vòm miệng, vạt xoay từ mô lợi bên cạnh…
Bọc răng sứ: Đây là phương pháp cuối cùng được bác sĩ chỉ định để khắc phục tình trạng mòn cổ chân răng ở mức độ nặng, hỏng tủy và muốn bảo tồn răng thật.
>> Tham khảo thêm: Bọc răng sứ loại nào tốt nhất?
Cách phòng ngừa khuyết cổ chân răng
Khuyết cố chân răng rất phổ biến, tuy nhiên nó hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu tuân thủ những nguyên tắc sau:
Hạn chế những thực phẩm có chứa chất kích thích có hại cho răng
+ Vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ và khoa học, hạn chế tối đa việc làm tổn thương răng.
+ Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng theo sự chỉ định của bác sĩ.
+ Hạn chế những thực phẩm cay nóng, những thực phẩm chứa nhiều axit như ớt, tiêu, cam, chanh…
+ Khám răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng luôn được khỏe mạnh.
>> Tham khảo thêm: Tại sao phải vệ sinh răng miệng?
Những chia sẻ trên đây về độ tuổi dễ bị khuyết chân răng nhất mong rằng sẽ là những kiến thức cần thiết cho bạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét