Lở miệng là bệnh lý lành tính, đặc biệt nó khả năng tự khỏi sau một thời gian phát bệnh, tuy nhiên có nhiều trường hợp nặng vẫn phải sử dụng đến thuốc.
Thuốc điều trị bệnh lở miệng hiệu quả
Bệnh lở miệng có thể được điều trị bằng một số loại thuốc sau đây:
Các loại dung dịch nước súc miệng có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh lở miệng khá hiệu quả như Benadryl, Listerine…. Hoặc người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc ngậm tại chỗ như: Opovilone, Strepsils… để giảm nhanh cơn đau và lành thương nhanh.
Các loại nước súc miệng có thể làm giảm đảm, hạn chế bệnh lở miệng
Một số loại thuốc có chứa Triamcinolone và Tetracyeline cũng có khả năng làm cho làm lành vết lở nhanh hơn. Bệnh nhân có thể sử dụng bột của một viên Amoxycilline 500 hay Tetracyeline mg của một viên Dexamethasone pha với hai muỗng canh nước ấm và dùng bông sạch chấm trực tiếp vào vết lở, ngày 3 – 4 lần sẽ làm vết thương nhanh chóng lành lại.
Những loại dung dịch nước súc miệng có chưa thành phần corticoid cũng có tác dụng làm giảm bệnh lý lở miệng. Tuy nhiên dung dịch này phải được bác sĩ chỉ định và chỉ dùng cho những trường hợp lở miệng nặng do dung dịch này có nhiều tác dụng phụ.
Uống thuốc bổ sung vitamin: những loại thuốc bổ sung vitamin có khả năng chấm dứt bệnh lở miệng trong một khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt là viên sủi bổ sung vitamin, vì không chỉ sung vitamin cho cơ thể mà nó còn cung cấp cho cơ thể một lượng nước, kích thích dây thần kinh và khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
>> Tham khảo thêm: Bị lở miệng khi thiếu vitamin gì?
Cách phòng ngừa tái phát bệnh
Bệnh răng miệng luôn là bệnh lý được quan tâm hàng đầu, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Chính vì thế mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc răng miệng tốt nhất.
Có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo để tăng sức đề kháng của cơ thể
Ngoài cách điều trị bằng thuốc, bạn cũng cần thay đổi những thói quen không tốt để phòng ngừa bệnh lý có thể tái phát lại:
+ Cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Những người mắc bệnh lý thường xuyên, khó lành cần đến nha khoa để được tư vấn điều trị.
+ Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, hạn chế tối đa việc để cơ thể bị nóng và làm cho bệnh lý ngày càng nặng thêm.
+ Tránh những đồ ăn cay nóng, quá mặn hoặc chua sẽ kích thích trực tiếp vào ổ loét, gây đau nặng hơn cho bệnh nhân.
+ Dùng ống hút để uống những đồ uống có có thể làm cho ổ loét đau và nặng hơn.
+ Sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng từ từ, tránh tác động mạnh gây tổn thương nướu lợi. Sử dụng những loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm, không dùng quá nhiều kem đánh răng trong một lần đánh răng, tránh gây bỏng rát cho nướu lợi.
+ Khám răng miệng định kỳ tại những nha khoa uy tín từ 3 – 6 tháng/lần để đảm bảo cho răng miệng luôn được khỏe mạnh và có thể kịp thời phát hiện bệnh lý có thể xảy ra.
>> Tham khảo thêm: Bị lở miệng có lây không?
Bệnh lở miệng tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng, nhưng nó lại gây ra khá nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu trong trường hợp bệnh không tự khỏi, người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc điều trị vừa nêu ở trên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét