Bệnh nghiến răng khi ngủ ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi, do áp lực, stress gây nên và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh.
Nguyên nhân của bệnh nghiến răng khi ngủ
Một số chuyên gia cho rằng, bệnh nghiến răng là thói quen, trong khi có một số khác lại cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do trạng thái, tâm lý bệnh nhân:
Nguyên nhân có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc
+ Do căng thẳng, âu lo hay tức giận.
+ Do sai lệch khớp cắn, các răng hàm trên và hàm dưới không khít với nhau.
+ Đây cũng có thể là triệu chứng hiếm gặp ở dây thần kinh cơ mặt.
+ Nó cũng có thể xuất phát từ tác dụng phụ của những loại thuốc an thần, điều trị trầm cảm.
>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân của bệnh nghiến răng khi ngủ
Bệnh nghiến răng có lây không?
Muốn biết bệnh nghiến răng có lây không, cần phải dựa vào những nguyên nhân gây bệnh cụ thể để xác định:
Bệnh nghiến răng khi ngủ không có tính chất lây nhiễm
Bệnh nghiến răng khi ngủ chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân sai lệc răng, sai lêch khớp cắn và khi ngủ những răng chúng ta thường cố gắng cọ sát vào nhau để sắp xếp lại sự mất cân đối trên răng. Và cũng có thể do căng thẳng stress, hay tác dụng phụ của những loại thuốc an thần… Đây là những nguyên nhân không tồn tại tác nhân lây nhiễm.
Chính vì thế bệnh nghiến răng khi ngủ hoàn toàn không lây nhiễm, do không có vi khuẩn hay vi rút lây nhiễm nào.
>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây ê buốt răng
Cách điều trị nghiến răng
Cách tốt nhất để điều trị bệnh nghiến răng là đeo hàm giả bảo vệ vào ban đêm, gắn chặt các răng bị nghiến vào nhau trong khi ngủ. Bác sĩ cũng có thể khôi phục bị trám sứt mẻ bảng cách hàn trám để răng đều trở lại, hạn chế sai lệch khớp cắn và gây ra tật nghiến răng.
Thư giãn bằng những bài tập thể dục, hài hòa cuộc sống thường ngày
Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân cần được theo dõi phản hồi sinh học bằng các dụng cụ chuyên môn đo lường lực hoạt động cơ bắp để có thể kiềm chế khi lực tác động lên răng quá mạnh.
Ngoài ra có thể áp dụng một số phương pháp điều trị nghiến răng như:
+ Điều trị căng thẳng: nếu tật nghiến răng xuất phát từ nguyên căng thẳng, áp lực thì bệnh nhân cần được tư vấn lộ trình điều trị giảm áp lực và căng thẳng như tập thể dục thư giãn hoặc dùng thuốc.
+ Liệu pháp hành vi: Bệnh nhân cần phải thay đổi thói quen thông qua việc điều chỉnh hàm về đúng vị trí.
+ Phản hồi sinh học: nếu bệnh nhân gặp khó khăn về việc thay đổi hành vi, thói quen, có thể áp dụng phương pháp phản hồi sinh học, một dạng theo dõi và kiểm soát hoạt động của cơ hàm.
Để hạn chế tối đa tình trạng nghiến răng khi ngủ, bạn nên tạo cho mình một thói quen tốt, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và một lối sống lành mạnh, để giảm căng thẳng và stress, điều hòa cân đối cuộc sống.
>> Tham khảo thêm: Cấy ghép implant ngay sau khi nhổ răng được không?
Những chia sẻ trên đây về bệnh nghiến răng khi ngủ có lây không, mong rằng sẽ là những kiến thức hữu ích dành cho bạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét