Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Nhãn:

CÁCH LÀM RĂNG GIẢ THÁO LẮP

28 tháng 2

Hiện nay trên thị trường có hai loại răng giả phổ biến đó là răng giả cố định và răng giả tháo lắp. Tuy nhiên răng giả tháo lắp vẫn mang tính phổ biến hơn.

Cách làm răng giả tháo lắp


Răng giả tháo lắp bao gồm có nền hàm để hàm giả tháo lắp có thể bám vào niêm mạc miệng và các răng bên cạnh cùng với răng giải tháo lắp được cấp vào hàm đó.

Có hai loại răng giả chính là răng giả tháo lắp bán phần và răng giả tháo lắp toàn phần

Có hai loại răng giả chính là răng giả tháo lắp bán phần và răng giả tháo lắp toàn phần

Có hai loại răng giả tháo lắp là răng giả tháo lắp bán phần và răng giả tháo lắp toàn phần.
+ Răng giả tháo lắp bán phần dùng trong trường hợp những răng bị mất xen kẽ, răng giả sẽ lấp đầy khoảng trống đó, cải tạo lại  chức năng ăn nhai tốt hơn và ngăn chặn sự xô lệch của những răng còn lại trên cung hàm.
+ Răng giả tháo lắp toàn phần dùng trong trường hợp răng trên cung hàm đã mất hoàn toàn.

Các hình thức làm răng giả tháo lắp:

Những hình thức làm răng giả tháo lắp

Những hình thức làm răng giả tháo lắp

Hàm nhựa cứng
Hàm được làm từ nhựa và tựa vào lợi trong khoang miệng, lực nhai tác động từ lợi đến xương hàm.
Đối với răng giả tháo lắp bán phần, trên cung hàm nhựa sẽ có một hoặc một số răng giả được lắp đúng vị trí răng đã mất trên cung hàm thật để thay thế răng đã mất thực hiện chức năng ăn nhai.
Hàm nhựa dẻo
Răng giả tháo lắp được làm bằng nhựa dẻo thường rất nhẹ, dẻo, nhỏ gọn và mang tính thẩm mỹ cao. Răng giả bằng nhựa hoặc bằng sứ sẽ chó người bệnh cảm giác em hơn khi ăn nhai.
Hàm khung kim loại
Nếu hàm được làm bằng kim loại thì răng được gắn trên hàm thường bằng nhựa hoặc sứ. Hàm khung kim loại khá chắc chắn, tựa trên lực nhai của những chiếc răng thật, nhỏ gọn khiến cho người dùng cảm giác thoải mái hơn.
Hàm liên kết kim loại
Là loại hàm được liên kết trực tiếp với implant giữ cho răng giả được chắc chắn hơn. Khuôn hàm sẽ được cố định chắc chắn trên những trụ implant đã được cố định vào trong xương hàm. Hàm liên kết có quy trình phức tạp hơn hàm tháo lắp nhưng nó lại đảm bảo cảm giác chắc chắn hơn khi ăn nhai cho người bệnh.

Ưu điểm và nhược điểm của hàm răng giả tháo lắp


Ưu điểm: sử dụng hàm răng giả tháo lắp có thể tiết kiệm chi phí tới mức tối đa nhất. Sau khi lắp vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai rất tốt, đảm bảo tính thẩm mỹ và giữ được hình dáng ban đầu của khuôn mặt. Răng giả tháo tháo lắp có thể giúp bệnh nhân dễ dàng vệ sing và chăm sóc răng miệng hơn vì tính chất tháo lắp có thể bỏ hàm ra và lắp lại của nó.

Răng giả tháo lắp phù hợp với nhiều đối tượng với chi phí không cao

Răng giả tháo lắp phù hợp với nhiều đối tượng với chi phí không cao

Nhược điểm: sức nhai của răng giả tháo lắp chắc chắn sẽ không đảm bảo được như răng thật. Sau một thời gian sử dụng răng giả tháo lắp sẽ có mùi hôi do dịch miệng tiết ra và ngấm vào hàm giả. Khi ăn nhai nhiều, lực nhai lớn khiến cho hàm giả cấn vào lợi gây đau nhức và tổn thương nướu lợi. Hàm răng giả tháo lắp dễ rơi, vỡ và biến dạng. Răng giả tháo lắp chỉ được gắn trên cung hàm không tác động đến xương hàm nên xương hàm sẽ dần bị tiêu đi theo thời gian.
Với những ai mất một hoặc nhiều răng mà muốn tiết kiệm chi phí thì hàm răng giả thảo lắp chính là lựa chọn tốt nhất.  Tùy vào nhu cầu và tài chính để bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Những chia sẻ trên đây về cách làm răng giả tháo lắp mong rằng sẽ giúp bạn có những lựa chọn tốt nhất và phù hợp nhất dành cho mình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét